Mất mùa, mất giá
Nguyên
nhân sản lượng giảm là do thời tiết bất thường khô hạn và mưa không phù
hợp với quá trình sinh trưởng của cây cà phê, lượng cây cà phê già lên
đến 30% dẫn đến năng suất thấp. Năm nay là năm có nhiều nghịch lý. Năm
mất mùa, mất giá. Giá cà phê trong nước liên tục giảm từ 42 triệu
đồng/tấn cà phê nhân xô xuống còn 34 - 35 triệu đồng/tấn. Thế giới cũng
vậy, cung không đủ cầu, sản lượng cà phê đạt 141,7 triệu tấn, giảm 3,4%
so với vụ trước. Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu đạt 110 triệu bao
(60kg/bao) trong đó cà phê robusta chiếm trên 40%. Nguyên nhân giá giảm
là do các nước phá giá đồng tiền. Brasil phá giá đồng Real 32%,
Indonesia phá giá đồng Rupee trên 8%, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân
tệ 4,6%... Đồng đô-la mạnh lên và Fed điều chỉnh lãi suất cho vay từ 0%
lên 0,25%, kinh tế thế giới phát triển chậm lại và giá dầu thô giảm kỷ
lục xuống dưới 40 đô-la Mỹ/thùng. Điều đặc biệt trong năm qua là chúng
ta xuất khẩu cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê 3 in 1 đạt gần 300
triệu đô-la Mỹ. Giá cà phê nhân xuất khẩu luôn bán giá cộng từ 20 – 60
đô-la Mỹ, có lúc đạt 70 đô-la Mỹ/tấn so với giá thị trường Life Luân
Đôn.
Những điều bà con trồng cà phê cần lưu ý
Chúng
ta đã thu hoạch gần xong vụ mới, sản lượng tiếp tục giảm thêm 10% so
với vụ trước. Song thị trường vẫn đang chịu nhiều áp lực, giá lên xuống
thất thường; nhiều thông tin phục vụ cho người mua bất lợi cho người
trồng; các nhà xuất khẩu và rang xay có điều kiện tiếp cận với người
nông dân và không tránh khỏi ép giá, ép cấp. Để bảo vệ quyền lợi của
mình bà con trồng cà phê chú ý các điều sau:
Một là, theo
dõi sát diễn biến thị trường. Hiện nay cung không đáp ứng được cầu.
Thời tiết biến động, sản lượng cà phê của các nước như Brasil, Indonesia
theo dự báo có khả năng giảm hơn vụ trước, nhưng một số nước như
Colombia và Ấn độ, Nam Mỹ sản lượng lại tăng. Nên chỉ bán ra từ từ theo
nhu cầu thị trường. Ba năm qua người trồng cà phê đủ biết liên kết và
giữ giá cà phê nhân nên chúng ta bán được giá cộng thêm so với giá Luân
Đôn. Mức cộng của cà phê nhân Việt Nam vẫn còn thấp hơn 40 – 50 đô-la Mỹ
so với cà phê cùng loại của Indonesia.
Hai là,
thế giới đang hướng tới cà phê an toàn. Từ khâu thu hái, chế biến và
bảo quản tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan khuyến nông của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Hái cà phê đạt quả chín trên 90% thì cà
phê mới thơm ngon. Hiện nay có loại máy mini chế biến ướt, 2 - 3 hộ có
thể chung nhau một máy. Chế biến ướt làm tăng chất lượng và giá trị cà
phê đặc biệt là cà phê arabica.
Điều
không thể thiếu được là phải liên kết với nhà kinh doanh, liên kết với
nhà chế biến và liên kết các hộ trồng cà phê để đưa công nghệ sản xuất,
chế biến đồng thời tăng khả năng thương lượng bảo vệ quyền lợi của mình
trong bối cảnh Chính phù đã ký các hiệp định Thương mại tự do mở cửa thị
trường cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng ưu đãi đối xử quốc gia như:
TPP, FTA EU, AEC, FTA Á Âu, FTA Hàn Quốc...
Cuối
cùng, cà phê già phải tái canh theo quá trình của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Cần phơi đất cho hết tuyến trùng, thay đổi vị trí
trồng gốc mới, chọn gốc còn khỏe để ghép, trồng giống mới TRS1 năng suất
cao, ươm bầu to mới trồng vừa tiết kiệm thời gian cho đất tái canh vừa
đảm bảo cây khỏe chống sâu bệnh. Nhưng vùng đất cao từ 1.000 mét so với
mặt nước biển nên trồng cà phê arabica.
Theo báo Công Thương Điện Tử