Năm
2015, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến
tăng trưởng xuất khẩu. Bức tranh kinh tế toàn cầu cho thấy đà phục hồi
toàn cầu vẫn chưa đồng đều, các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, một
số nước EU tiếp tục phục hồi chậm trong khi các nền kinh tế mới nổi từ
Trung Quốc, Nga, Braxin suy giảm.
 |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh |
Tổng
cầu nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp trong
khi nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo sức ép cạnh tranh về giá
đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam.
Ngoài
ra, nhiều quốc gia có xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương
mại để tạo rào cản, bảo hộ sản xuất trong nước. Thị trường tiền tệ có
những diễn biến phức tạp trong năm 2015. Nhiều quốc gia, trong đó có
nhiều nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Braxin, Ấn Độ,
Indonesia,… đều hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra khó
khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngay
từ cuối năm 2014, đầu năm 2015, Bộ Công Thương đã nhận định, đánh giá
những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu năm 2015 và đã tích cực chủ
động phối hợp với các bộ, ngành để triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp, khai thông thị trường xuất khẩu, góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu, tập trung vào các nhóm giải pháp chính: Tập trung tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu; đẩy
mạnh phát triển thị trường xuất khẩu; tuyên truyền, phổ biến việc tận
dụng các FTA; tăng cường công tác thuận lợi hóa thương mại.
Với
sự nỗ lực của các bộ, ngành và cả cộng đồng doanh nghiệp, mặc dù còn
nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được những kết quả
tích cực. Quy mô xuất khẩu không ngừng được mở rộng trong những năm gần
đây với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tăng trưởng xuất khẩu đã
góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng trưởng GDP, tạo
việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân.
Cơ
cấu các mặt hàng xuất khẩu chuyển biến tích cực theo đúng định hướng đã
đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, tầm
nhìn đến 2030. Cụ thể, nhóm hàng nông- lâm- thủy sản hiện chiếm khoảng
12,6% tỷ trọng hàng xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu- khoáng sản chiếm
3,1% và nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 79%. Điều này
cho thấy hoạt động sản xuất cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thị
trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng, thể hiện chủ trương
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Chính phủ mà Bộ Công Thương và các
bộ, ngành tích cực phối hợp triển khai trong thời gian qua đã mang lại
những hiệu quả nhất định. Trong năm 2015, xuất khẩu sang các thị trường
và khu vực thị trường trọng điểm đều đạt tăng trưởng dương, đồng thời
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã bắt đầu vươn ra các thị trường
tiềm năng, thị trường mới.
Yếu
tố tạo tiền đề rất tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2015 là
việc Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phát một loạt hiệp định thương
mại tự do, trong đó có những hiệp định rất quan trọng như Hiệp định
Thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Các hiệp định này sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho
hoạt động đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu, là cú hích mạnh mẽ đối với tăng
trưởng xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
 |
Trái vải thiều của Việt Nam "hút" khách Úc từ những ngày đầu "đặt chân" tới châu lục này Ảnh: Hoàng Thúy |
Kiểm
soát nhập siêu được xem là một trong những điểm sáng của hoạt động xuất
nhập khẩu trong năm 2015. Bộ Công Thương đã có những quyết sách gì để
thực hiện mục tiêu này, thưa Thứ trưởng?
Kiểm
soát nhập siêu không chỉ là điểm sáng của hoạt động xuất nhập khẩu
trong năm 2015 mà trong cả giai đoạn 2011- 2015. Trong giai đoạn này,
nhập khẩu được kiểm soát tốt, nhập siêu được kiềm chế ở mức độ hợp lý,
thậm chí Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại liên tiếp trong 3 năm 2012,
2013 và 2014.
Thời
gian qua, việc triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm quản lý nhập
khẩu, kiểm soát nhập siêu một cách bền vững theo định hướng của Chiến
lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2011- 2010, định hướng đến 2030
được Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo. Đó là các chính sách khuyến khích
đầu tư sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế đầu tư vào
khu vực phi sản xuất; đẩy mạnh đầu tư sản xuất những mặt hàng Việt Nam
có lợi thế cạnh tranh; ban hành các quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa phù hợp
với các cam kết quốc tế để kiểm soát nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng,
ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân; tăng cường các biện pháp
quản lý nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế và các nguyên tắc của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm quản lý nhập khẩu nhóm hàng tiêu
dùng, hàng không khuyến khích nhập khẩu, những mặt hàng trong nước đã
sản xuất, đáp ứng nhu cầu nhằm hỗ trợ hợp lý cho sản xuất trong nước.
Đặc
biệt, trong công tác điều hành, Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát sao
diễn biến tình hình nhập khẩu để kịp thời có các biện pháp, đề xuất cơ
chế, chính sách điều hành, quản lý nhập khẩu một cách hợp lý, góp phần
kiềm chế nhập siêu.
Đánh
giá tổng thể diễn biến tình hình xuất nhập khẩu năm 2015, có thể thấy
nhập siêu được kiểm soát tốt và có xu hướng giảm dần. Trong quý I, nhập
siêu ở mức 2,6 tỷ USD, quý II giảm xuống khoảng 1 tỷ USD và nhập siêu
quý III ở mức 218 triệu USD. Ước cả năm 2015, nhập siêu khoảng 3,2 tỷ
USD, tương đương 2% kim ngạch xuất khẩu. Đây là con số khá thấp so với
mức Quốc hội cho phép là 5%. Như vậy có thể nói chúng ta đã làm tốt công
tác dự báo, điều hành chặt chẽ và kiểm soát tốt mức nhập siêu trong
thời gian qua.
Trong
công tác điều hành, Bộ Công Thương chỉ đạo theo dõi sát diễn biến tình
hình nhập khẩu để kịp thời có các biện pháp, đề xuất cơ chế, chính sách
điều hành, quản lý nhập khẩu một cách hợp lý, góp phần kiềm chế nhập
siêu. |
Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Báo Công Thương Điện Tử