Tỉnh Gia Lai có tiềm năng, thế mạnhsản xuất cây công nghiệp, với gần 80.000 ha cà phê (cho sản lượng khoảng trên180.000 tấn/năm), cao su hơn 100.000 ha (sản lượng mủ khô hơn 85.000 tấn/năm),hồ tiêu hơn 11.000 ha (sản lượng trên 32.000 tấn/năm), mì hơn 55.000 ha (sảnlượng 960.000 tấn/năm)... đã tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triểnngành công nghiệp chế biến, phục vụ xuất khẩu, đóng góp vào tăng thu ngân sáchnhà nước. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực xuất khẩu ổnđịnh và tăng, đến nay đạt con số trên 40 doanh nghiệp, góp phần đưa hoạt độngxuất khẩu của tỉnh giữ nhịp tăng trưởng.
Năm nay, hoạt động xuất khẩu đến thời điểm này đã “bội thu”. Mặt hàng chủ lựcnhư cà phê, mì lát, gỗ tinh chế... đang diễn biến theo chiều hướng tăng tuy giácó biến động. Chỉ riêng cà phê đã chiếm tỷ trọng đến 78%/tổng kim ngạch xuấtkhẩu toàn tỉnh, với sản lượng đạt 205.929 tấn, tương ứng giá trị kim ngạch gần405 triệu USD, tăng gấp 4,16 lần về lượng và tăng 3,9 lần về giá trị.
Xuất khẩu cà phê thuận lợi do thịtrường xuất khẩu hoạt động cơ bản ổn định, giá nội địa biến động tăng đã kíchthích nông dân bán ra nên sản lượng thu mua của doanh nghiệp dồi dào. Mặt khác,thị trường xuất khẩu được mở rộng, các doanh nghiệp FDI đã tích cực gia tăngkhối lượng cà phê xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2013, kim ngạch xuất khẩu củakhối doanh nghiệp này tăng hơn 5 lần, đóng góp 50% trong tổng giá trị kim ngạchxuất khẩu toàn tỉnh.
Mặc dù mì lát chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng là mặt hàng có mức tăng khá. Thuếnhập khẩu từ Campuchia giảm từ 10% về mức 3% đối với nguyên liệu mì lát đã tạonguồn hàng phong phú cho doanh nghiệp ổn định hoạt động. Cùng với đó, nhu cầucủa thị trường Trung Quốc đang tăng cao nên xuất khẩu mặt hàng này đã tăng gấp3,62 lần về lượng và tăng gấp 3,48 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013 , đạt94.945 tấn tương ứng 23,5 triệu USD.
Trái chiều với cà phê và mì lát, cao su cũng là “top” những mặt hàng chủ lựcđóng góp lớn vào hoạt động xuất khẩu của tỉnh, nhưng thời gian qua do sự sụtgiảm về giá xuất khẩu cao su (bình quân đến 26,6%) đã làm cho kim ngạch giảm sovới cùng kỳ năm 2013. Hiện các doanh nghiệp trên địa bàn đã xuất được 11.680tấn mủ, tương ứng 21,31 triệu USD (giảm 14,77% về sản lượng và giảm 37,45% vềgiá trị). Thị trường xuất khẩu mủ cao su chủ yếu là Trung Quốc và chỉ dừng lạiở sản phẩm sơ chế nên khi nhu cầu của đối tác giảm thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàngnày gần như chững lại. Tuy nhiên, 2 tháng gần đây, tình hình cũng đã có nhữngtín hiệu khả quan hơn, các doanh nghiệp đã gia tăng khối lượng hàng xuất khẩura các thị trường như Malaysia, Singapore, Đài Loan, Mỹ...
Trên bình diện chung, vài năm trở lại đây, một số mặt hàng chủ lực giữ nhịptăng trưởng tương đối ổn định. Sản lượng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong sảnlượng hàng nông sản trên địa bàn. Nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư pháttriển theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến để gia tăng giá trị hàng hóa,chủ động đầu ra nhằm vươn tới các thị trường lớn. Bên cạnh đó, nhiều chính sáchưu đãi, cải cách thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan đã thu hút doanh nghiệptham gia và mở rộng hoạt động...
ThảoNguyên - Nguồn gốc "Báo Gia Lai"